Ngày đăng: 05/11/2020 Lượt xem: 1857
Tại sao phải cần truyền thông qua mạng xã hội? Cho dù doanh nghiệp của bạn đang hoạt động ở lĩnh vực nào đi nữa thì mạng xã hội vẫn là một công cụ tuyệt vời để phát triển thương hiệu của bạn. Có tới hơn 2,8 tỷ người dùng mạng xã hội. Tháng 6 năm 2018 Instagram có hơn 400 triệu người dùng hàng ngày và đến nay con số đó không ngừng tăng lên. Vì vậy khi bạn thực hiện tốt việc truyền thông trên mạng xã hội bạn sẽ nhận được một lượng chuyển đổi lớn vớ một chi phí hời.
Nếu chỉ tạo một tài khoản mạng xã hội và đăng tải những thông tin về sản phẩm của bạn, điều này không đủ. Việc trao đổi và tương tác cùng với cộng đồng của bạn là việc hết sức cần thiết. Nếu bạn không có một định hình sẵn về mục tiêu chiến lược truyền thông của bạn thì chắc chắn bạn sẽ lạc hướng. Thông thường, KPI là vấn đề được đặt mục tiêu cuối cùng, nhưng nó sẽ là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chiến lược và lập ra những chiến lược phù hợp hơn. KPI sẽ được đánh giá qua 4 yếu tố bên dưới, và phải là sao để có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp của bạn.
- Quan tâm: click, like, share, comment và đề cập đến thương hiệu của bạn.
- Tiếp cận: số người theo dõi, lượt tiếp cận và lưu lượng truy cập website.
- Chuyển đổi: doanh số, nguồn chuyển đổi chính, lượt chuyển đổi không tạo ra lợi nhuận.
- Độ trung thành của khách hàng: costs per lead, giải quyết vấn đề, thời gian khách hàng sử dụng.
Bây giờ bạn đã có được mục tiêu của mình rồi. Bước tiếp theo, hãy lập ra một danh sách chi tiết về đối tượng khách hàng của bạn. Dành thời gian để thấu hiểu được khách hàng của bạn, họ hứng thú với thứ gì và bạn có thể tìm thấy họ ở đâu. Đừng để bị nhấn chìm trong một khối thông tin khổng lồ nhé, hãy chỉ liệt kê những thông tin thật sự cần thiết, sẽ khá khó khăn với các bạn mới bắt đầu đó. Bên dưới là một số gợi ý về những thông tin cần thiết về khách hàng của bạn
- Độ tuổi
- Giới tính
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Nhu cầu chính
- Sở thích
- Địa điểm sinh sống
Đây là một bước quan trọng mà mọi người hay quên, đây sẽ là một yếu tố không thể thiếu trong kế hoạch của bạn. Hãy để mắt đến những đối thủ xung quanh xem họ đang làm gì, sức mạnh truyền thông của họ như thế nào, tần suất và thời gian ra bài mới của họ ra sao. Hãy phân tích những điều đó và tạo ra một kế hoạch hoàn hảo cho bạn. Cũng đừng quên cập nhật những thông tin về đối thủ của bạn một cách thường xuyên để đảm bảo nắm bắt chính xác được những gì họ đang làm.
Khi bạn mới bắt đầu thì hãy nên tập trung vào một hoặc hai mạng xã hội mà thôi, chú ý rằng mạng xã hội mà bạn đang chọn có thật sự phù hợp với mục đích của bạn không vì mỗi một mạng xã hội sẽ mang lại những tính năng riêng phù hợp cho một mục đích nào đó. Dưới đây là một số mạng xã hội phổ biến và những gì nó mang lại:
Những doanh nghiệp địa phương đặc biệt rất phù hợp với Facebook – mọi doanh nghiệp từ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ sức khỏe, dịch vụ giải trí. Nó không chỉ phát triển cộng động của bạn mà bạn còn có thể bán hàng trên đó.
Là một mạng xã hội trực quan nhắm tới hàng triệu người dùng, nơi mà mọi người có thể dễ dàng follow và theo dõi những thông tin ở dạng hình ảnh, rất phù hợp cho việc đăng các ảnh liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, feedback,… Khi đăng nội dung lên Instagram nên chú ý về màu sắc cũng như phong cách thiết kế nên sao cho phù hợp với thương hiệu của bạn điều này sẽ giúp gia tăng hiệu quả của việc sử dụng Instagram.
Không giống như các nền tảng khác Twitter phục vụ cho các doanh nghiệp B2B và các doanh nghiệp B2C. Bạn có thể thoogn báo và quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp của bạn thông qua các hashtag phổ biến.
Hầu hết những người dùng LINKEDIN thường là các doanh nghiệp. Giúp họ có thể dễ dàng tìm thấy nhau và chia sẻ những thông tin cần thiết.
Bây giờ bạn đã nắm được những thông tin cần thiết để có thể chiến lược hóa kế hoạch của mình.
1. Phát triển kế hoạch
Hãy bắt đầu với một ví dụ: Cửa hàng giày của anh A. Trong quá trình phát triển , anh A phải bắt đầu nghiên cứu . Chính xác hơn là anh A phải định hình được khách hàng cảu mình là ai, cả đối thủ của anh ấy nữa. Những chiến dịch nào mà khách hàng của anh ấy quan tâm tới nhiều nhất. Đối thủ của anh ta có chạy chiến dịch truyền thông nào không? Nếu có họ đã đạt được những gì? Điều gì nên làm cho họ điều gì không?
Bước tiếp theo đễ hoàn thiện ý tưởng. Anh ấy cần đưa sự sáng tạo vào chiến dịch để nó thêm phần đặc biệt và hấp dẫn. Anh ấy cũng cần có những phần dưới đây vào kế hoạch của mình:
- Tổng chi phí anh ấy có thể bỏ ra
- Những tài nguyên nào anh ta đang cần và đang có
- Thời gian hoạt động của chiến dịch
2. Xác định mục tiêu của chiến lược
Hãy tưởng tượng anh A có mong muốn chạy chiến dịch mạng mạng xã hội cho ngày Black Friday. Mục đích cơ bản của anh ta là muốn có nhiều lượng khách ghé thăm cửa hàng của mình và muốn nhiều người biết đến thương hiệu của anh ấy. Nhưng chúng ta cần chi tiết hơn nữa ví dụ: gia tăng lượng khách hàng đến của hàng 30% và doanh thu bán hàng được 20tr và có được 300 người lượt thích trang mới trên facebook. Bằng cách đặt ra mục tiêu với những con số như thế sau này anh ấy có thể dễ dàng đánh giá được hiệu quả của chiến dịch
3. Quảng cáo chiến dịch
Để có nhiều lượt ghé thăm của hàng của anh ấy thì anh ấy phải quảng cáo chiến dịch của mình để nhiều người có thể biết đến. Vì là một doanh nghiệp nhỏ nên việc anh ấy chỉ quảng cáo qua mạng xã hội là chưa đủ nên anh ta cần phải mất một khoảng chi phí lớn cho việc quảng cáo qua những hình thức khác, chiến dịch của anh ấy sẽ như sau:
- Quảng cáo qua facebook
- Liên hệ influencer để quảng cáo
- Gửi email cho những khách hàng có sẵn để họ có thể biết đến chương trình khuyến mãi
Khi thực hiện quảng cáo như thế này anh ấy sẽ mất một số tiền như sau: 4 triệu cho việc quảng cáo qua facebook và 6 triệu cho việc thuê influencer quảng cáo tổng chi phí sẽ là 10 triệu.
4. Phân tích
Khi chiến dịch kết thúc, đây là thời gian để anh A có thể tính toán hiệu quả của chiến dịch. Để làm điều này anh ta cần phải thu thập toàn bộ thông tin về mục tiêu đã đặt ra bằng các yếu tố sau:
- Lượng truy cập website nhận được
- Doanh số bán hàng qua chiến dịch
- Số người tiếp cận chiến dịch
- Lợi nhuận mang lại
Khi anh ta có toàn bộ những thông tin này trong tay thì anh ấy có thể đánh giá hiệu quả thực tế so với những gì đã đạt được:
- Hiệu quả của chiến dịch này như thế nào?
- Nó có đạt được mục đích của anh ấy?
- Ưu điểm và nhược điểm của chiến dịch?
- Khó khăn trong việc thực hiện chiến dịch?
- Điều gì cần cải thiện qua chiến dịch này?
Sau đó anh A nên ghi chép lại toàn bộ những thông tin này để có thể làm tốt hơn ở những chiến dịch sau này của mình.
Toàn bộ bài viết bên trên là cách để làm có thể có một chiến dịch truyền thông thành công. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy khó khăn hay chưa đủ khả năng để có thể tự thực hiện điều này bạn có thể sử dụng dịch vụ xây dựng chiến dịch marketing online của chúng tôi. LovaWeb – Công ty thiết kế website chuyên nghiệp tại Đà Nẵng