Ngày nay, cùng với việc bùng nổ, phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, việc mua bán những vật phẩm, hàng hoá, hay dịch vụ online trở nên phổ biến. Bạn cũng có thể thực hiện bất cứ dịch vụ thanh toán nào trên quy mô thế giới thông qua việc thanh toán Paypal. Những thông tin chi tiết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tích hợp thanh toán PayPal trên website, nhằm hỗ trợ bạn hiểu biết hơn về PayPal – cổng thanh toán online uy tín nhất thế giới.
Đăng ký website tích hợp với Paypal
Qua Paypal giúp bạn thanh toán những dịch vụ với tài khoản internet an toàn. Dưới đây là tích hợp thanh toán bằng PayPal trên website của bạn, bạn cần thực hiện những bước như:
- Bạn có thể đăng ký tài khoản PayPal TẠI ĐÂY
- Sau khi đã tạo được tài khoản PayPal, bạn cần phải có Thẻ VISA, tài khoản Internet Banking để rút tiền trên PayPal về Việt Nam.
- Bạn cũng cần chú ý, nếu tài khoản PayPal của bạn chưa thể thăng hạng thì cần nâng cấp thành PayPal Business.
- Bước kế tiếp là điền những thông tin cần thiết API Password, API Username, API Signature nhằm tích hợp tài khoản PayPal. hướng dẫn sử dụng api – tích hợp thanh toán paypal trên website
Xem thêm:
- API là gì? Định nghĩa Web API và ứng dụng trong lập trình website
- Google Map API là gì? Tổng quan về Map API
Cách tích hợp thanh toán Paypal trên website
Trong phần này, cần phải thực hiện đăng ký website tích hợp cổng thanh toán PayPal theo cách:
- Bước 1: Bạn vào trang quản lý, sau đó click vào Cấu hình > Chọn "Phương thức Thanh toán"
- Bước 2: Trong trang cấu hình thanh toán, bạn rê chuột kéo đến phần PayPal. Tại phần này Click chọn Thiết lập.
- Bước 3: Tại hộp thoại sẽ hiển thị tất cả những thông tin, thực hiện điền những tham số thông tin cần thiết để đăng ký website tích hợp với Paypal theo ảnh dưới đây.
Trong phần thanh toán, bạn cần chú ý đến cấu hình tỉ giá PayPal:
Theo update mới nhất hiện nay một số đơn vị tiền tệ sẽ được PayPal tự động hoá chuyển đổi tỉ giá, vì vậy PayPal sẽ lược bớt các thông tin tỉ giá cần được nhập khi khách hàng có giao dịch với PayPal.
Tuy nhiên, một điều quan trọng bạn cần biết được nữa là tại hệ thống có 4 dạng đơn vị tiền tệ mà PayPal không hỗ trợ trong việc chuyển đổi, bao gồm có: Việt Nam Đồng (VND), Chinese (Simplified, China), South Korean Won (KRW) và Hungarian Forint (HUF).
Vì vậy, nếu bạn cấu hình tỉ giá bao gồm 1 trong 4 loại đơn vị tiền tệ trên thì khi liên kết với PayPal cũng sẽ có dòng thông tin tỉ giá cần nhập.
- Bước 4: Bạn Click chọn mục Save để lưu thông tin.
Một lưu ý ở phần thanh toán nữa là nếu khi tích hợp PayPal mà bạn cần check lại quy trình thanh toán bạn có thể lựa chọn Chức năng test.
Đặt hàng - thanh toán online
Khi đã tích hợp thanh toán Paypal với website thành công, phương thức thanh toán PayPal sẽ được cung cấp tới khách hàng khi tiến hành đặt hàng, thanh toán.
- Khách hàng đặt hàng thành công sẽ được chuyển sang trang thanh toán. Lúc này thanh toán bằng PayPal sẽ được hiển thị. Khách hàng có thể chọn phương thức thanh toán bằng PayPal, sau đó Đặt hàng.
- Sau khi đã Đặt hàng thành công, đơn hàng sẽ được chuyển sang trang thanh toán của PayPal. Tại phần thanh toán, khách hàng cần xác thực thông tin đã thanh toán thành công đơn hàng.
Khi thanh toán đã thực hiện thành công, đơn hàng trên trang thanh toán của chủ shop sẽ chuyển sang tình trạng đã thanh toán.
Trên đây là những bước hướng dẫn chi tiết nhất cách tích hợp thanh toán Paypal trên website thương mại điện tử bạn cần tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hoặc khó khăn, bạn có thể liên lạc với LovaWeb thông qua phần Chat trực tiếp hoặc gọi điện hotline để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Tham khảo thêm: